Ở Việt nam các sân tennis đang được khai thác sử dụng trong các sân đấu chuyên nghiệp, phòng tập luyện thể dục thể thao. Tốc độ của bóng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sân. Hiểu được điều đó, Sơn Tacata luôn chú trọng cung cấp các loại sơn sân tennis chất lượng đạt các tiêu chuẩn dành cho sân tennis của Hiệp hội ASBA. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu với bạn quy trình thi công sơn sân tennis đạt chuẩn, phù hợp với thực trạng sử dụng sân tennis của Việt Nam hiện nay.
Sơn sân tennis là gì?
Sơn sân tennis là một hỗn hợp đồng nhất, có độ dính, có thể tẩy rửa nhưng không trơn trượt, mài mòn và chịu va đập cực tốt. Lớp sơn này sẽ bảo vệ sân khỏi các tác động của thời tiết và kéo dài tuổi thọ của sân. Để đảm bảo độ bền của sân, ngoài đơn vị thi công dày dặn kinh nghiệm thì lựa chọn loại sơn chuyên dụng có chất lượng cao cũng vô cùng quan trọng. Sơn được chọn cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Không thấm nước, có khả năng đàn hồi cao, bền nhẹ và bảo vệ sân trước mọi tác động của thời tiết.
- Không cháy, không chứa thủy ngân, chì độc hại và các chất ô nhiễm khác, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người vận hành và sử dụng.
- Màu sắc sân phổ biến là màu xanh lam, xanh lá cây , trắng, nâu đỏ.
Quy trình thi công sơn sân tennis đảm bảo chất lượng đạt chuẩn
Dưới đây là quy trình sơn sân tennis đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn bạn nên tham khảo.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sân tennis
- Dọn dẹp vệ sinh sân, mài sàn bê tông sân thật phẳng mịn không còn lồi lõm.
- Bề mặt sân trước khi thi công phải đảm bảo không bị bụi bẩn, dầu mỡ hay có tạo chất.
- Đối với các lớp rêu mốc, lớp sơn, vôi cũ có thể sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch.
- Bề mặt sân phải đảm bảo chắc chắn, độ dày từ 10 -15cm và để khô khoáng trong thời gian ít nhất 15 ngày để đảm bảo nền sân đủ tốt.
Bước 2: Thi công lớp chống thấm
Lớp sơn chống thấm thường tiếp xúc trực tiếp với bề mặt sân có tác dụng chống thấm nhờ có khả năng bám dính và chống chịu nước cực tốt. Tùy vào điều kiện thực tế của sân để tiến hành sơn chống thấm 1 lớp hay 2 lớp. Sau khi sơn lớp 1 ta tiến hành tưới nước đều khắp bề mặt sân để kiểm tra các chỗ lồi lõm còn đọng nước theo phương pháp đồng xu. Đánh dấu chỗ đọng nước rồi dùng sơn chuyên dụng đắp những chỗ bị đọng nước.
Bước 3: Thi công lớp sơn lót
Sơn lót là lớp sơn liên kết lớp chống thấm với lớp sơn bề mặt tạo nên bề mặt sân tuyệt vời, đạt chuẩn. Vì thế, lớp sơn này vô cùng quan trọng cần tạo được độ kết dính tốt.
Bước 4: Thi công lớp đệm cho sân
Đây là lớp vật liệu quan trọng dùng để sơn toàn bộ mặt sân. Thường sử dụng loại sơn chuyên dụng pha chút phụ gia theo tỷ lệ phù hợp để thi công lớp đệm này.
Bước 5: Thi công lớp sơn bề mặt
Lớp sơn bề mặt sân tennis là lớp vật liệu chính có ảnh hưởng trực tiếp đến người chơi. Vì thế nên chọn loại sơn có tác dụng hấp thụ vận động, tăng ma sát lên bóng và chân vận động viên thi đấu.
Thường thì loại sơn này có thành phần hóa học có đặc tính đặc biệt phù hợp với sân thể thao. Bạn nên thi công 2-3 lớp sơn phủ màu hoàn thiện để đảm bảo chất lượng là tốt nhất. Mỗi lớp sơn sân tennis nên cách nhau 5 – 6 tiếng và cần được thực hiện tỉ mỉ, đúng kỹ thuật để tạo được độ phẳng, độ mịn ưng ý cho mặt sân.
Bước 6: Thực hiện kẻ vạch đường line cho sân tennis
Đường line phân tách phạm vi thi đấu cho mặt sân nên cần tính toán tỉ mỉ, chính xác. Theo quy định đường line trên sân tennis hoàn toàn là màu trắng và là những đường thẳng đơn giản nên thực hiện kẻ rất đơn giản.
Hy vọng những thông tin về quy trình sơn sân tennis mà Sơn Tacata chia sẻ ở trên có thể giúp bạn nắm được giai đoạn thi công hoàn thiện sân tennis đảm bảo chất lượng. Ngoài quy trình sơn đạt chuẩn bạn nên chọn sơn tại đơn vị cung cấp uy tín như Sơn Tacata. Tại đây, các loại sơn cũng cấp đến tay khách hàng đều được kiểm tra tem nhãn chính hãng nghiêm ngặt. Đặc biệt là chất lượng vượt trội hơn hẳn các loại sơn thông thường. Vì thế đến với Sơn Tacata là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.